Wednesday, January 9, 2008

Phân quyền người đọc và mời người khác cùng viết blog ở Google Blogger

Đăng ký dịch vụ lưu trữ đám mây: Dropbox, Mediafire, OneDrive. Sau khi đăng ký xong, cài đặt phần mềm cho Windows hoặc ứng dụng điện thoại - máy tính bảng để đồng bộ dữ liệu.

Blog là dạng nhật ký mở mà tác giả viết để chia sẻ thông tin trên mạng. Ai đặt blog ở chế độ mọi người được xem đều muốn có nhiều đọc giả. Nhưng khi cần hạn chế sẽ phải làm thế nào? Thêm nữa, có lẽ chỉ một mình bạn viết bài cho blog. Bạn muốn mời thêm nhiều người khác cùng viết mà chẳng cần cho họ biết thông tin tài khoản đăng nhập và mật khẩu thì cần làm gì? Bài viết này hướng dẫn bạn cách phân quyền người đọc và tác giả cũng như chuyển quyền quản trị blog cho một tài khoản Google khác của mình.


Phân quyền người đọc


Blogger phân quyền người đọc theo ba mức: Tất cả mọi người, chỉ những người được mời hay chỉ tác giả mới được phép xem blog.

Theo mặc định Blogger cho phép tất cả mọi người xem nội dung trên blog của bạn. Chế độ này giống như hiển thị public mà chúng hay ta dùng ở Yahoo! 360.


Tuy nhiên bạn có thể hạn chế số người đọc bằng cách gửi thư mời cho họ. Những người được mời sẽ tạo tài khoản Google (*) của chính mình để xem hoặc chỉ có thể làm khách trong vòng 30 ngày.


Ngoài ra bạn có thể chỉ cho những người cùng tham gia viết blog mới được xem blog.


Phân quyền tác giả

Blogger cho phép nhiều người cùng viết nội dung cho một blog bằng cách người có quyền cao nhất gửi thư mời cho những người còn lại tham gia. Số lượng những người cùng tham gia với vai trò tác giả này không bị giới hạn.

Để gửi thư mời đóng góp bạn nhấn Add authors và gõ địa chỉ email người này. Họ sẽ nhận được một email thông báo đề nghị của bạn và nếu đồng ý họ phải tạo tài khoản Google trước khi đăng nhập vào Blogger. Ở trên hình tôi sử dụng địa chỉ email dv2n@yahoo.com làm quyền quản trị và gửi thư mời tới người đóng góp có địa chỉ email admin@thuthuatblog.com.




(Hộp thư admin@thuthuatblog.com của tôi như Gmail nhưng không phải Gmail!)

Sau khi người được mời chấp nhận tham gia, bạn có thể cấp quyền quản trị cho họ bằng cách click grant admin privileges ngay bên cạnh tên tác giả. Như vậy họ sẽ có quyền cao nhất quản lý bài viết, cài đặt, chỉnh sửa mẫu cho blog, còn bạn trở thành người đóng góp hoặc tự xóa mình ra khỏi những người viết blog trong khi bài đã được bạn viết vẫn còn. Chúng ta có thể sử dụng điểm này để chuyển đổi qua lại giữa các tài khoản Google khác nhau đồng nghĩa với việc chuyển đổi blog cho một email khác trong trường hợp không thích dùng email đó nữa. Trong trường hợp khác nhiều người có thể cùng làm admin và có quyền như nhau trong việc thay đổi, sửa chữa template cũng như các quyền khác.


Người đóng góp muốn viết bài cũng đăng nhập vào Blogger giống như bạn, tuy nhiên họ không có quyền chỉnh sửa hoặc xóa bài viết của người khác mà chỉ có thể làm việc đó với những bài viết của chính mình. Ngoài ra họ cũng không được phép chỉnh sửa cài đặt ngoại trừ cấu hình đăng bài qua email và tự xóa mình khỏi danh sách đóng góp cho blog.



Chúc bạn một tuần vui!

(*) Tài khoản Google:
Là tài khoản mà bạn đăng ký tại Google bằng một địa chỉ email bất kỳ, đăng nhập bằng địa chỉ email và mật khẩu. Tài khoản Google dùng cho rất nhiều dịch vụ khác ngoại trừ Gmail… Trong trường hợp đã đăng ký Gmail, bạn có thể sử mọi dịch vụ của Google có yêu cầu đăng nhập, bằng tên đăng nhập và mật khẩu. Đây là tài khoản dùng chung như tài khoản Yahoo! dùng cho tất cả dịch vụ của hãng: Mail, Messenger, 360, Flickr, Mybloglog, Mash,…

Tham gia Cộng đồng sử dụng Blogger Việt Nam trên Facebook, giải đáp thắc mắc, mẹo vặt, chia sẻ kinh nghiệm sử dụng Blogger (BlogSpot)...

10 comments:

  1. anh ơi, làm sao để có thể hạn chế người đọc trong từng loại bài viết được, cách của anh em làm rùi, chỉ hạn chế người đọc cho tất cả bài viết của blog thui.

    ReplyDelete
  2. Anh oi, cho em hỏi, em có 2 blog được tạo ra từ một địa chỉ email của google, 2 blog hiện giờ đều ở chế độ puplic, bây giờ em muốn private một blog còn blog kia thì vẫn puplic như trước đây thì sao ạ? Mong anh hướng dẫn, cảm ơn anh rất nhiều.

    ReplyDelete
  3. bác cho e hỏi chut. E đã thử và thấy nsau: giả sử e là quản trị blog, e cấp quyền quản trị cho 1 tác giả khác, thì quản trị này lại có thể huỷ bỏ quyền quản trị của e.=> các quản trị là có quyền ngang nhau.
    Vậy e muốn hỏi là có thể đặt mình là quản trị cao nhất.Nh quản trị khác đc e cấp quyền làm gì thì làm, nh k đc hủy quyền quản trị của em

    ReplyDelete
  4. @huy hoang,
    Ở Blogger cấp quản trị là có quyền cao nhất. Nếu em cho nhiều người cùng làm, thì nên để những người còn lại quyền contributor (người đóng góp, viết bài và chỉ chỉnh sửa được bài viết của họ).

    Đây là blog, hỗ trợ cá nhân, không phải là diễn đàn nên không phân quyền nhiều cấp như em muốn.

    ReplyDelete
  5. Cho e hỏi muốn vào làm những chức năng trên trước hết phải vào đâu

    ReplyDelete
  6. @Lasmp, chức năng này dùng cho Blogger, chỉ có khi đăng nhập tài khoản vào trang chủ Blogger (www.blogger.com) phần Cài đặt (Settings, nếu dùng giao diện tiếng Anh) | Phân quyền (Permissions)

    ReplyDelete
  7. anh ơi, em muốn giới hạn người đọc(mà người này phải là thành viên của blog em thì mới đọc và viết comment được thì phải làm sao ạ

    ReplyDelete
  8. Bài viết rất hay và hữu ích. Tiện đây blog của mình cũng đang tuyển cộng tác viên. Mời các bạn yêu thích, đam mê đọc sách, sách nói, audio book mong muốn chia sẻ kiến thức cho mọi người thì truy cập vào đây nhé:

    http://khosachnoi.blogspot.com/p/tuyen-cong-tac-vien.html

    ReplyDelete
  9. blogspot ko có chức năng phân quyền đọc cho từng bài riêng lẻ ( chỉ tác giả, bạn bè, tất cả mọi người) thật là mất hứng quá, ko biết có cách nào khắc phục điểm này trên blógpot ko?

    ReplyDelete

Cám ơn đã đọc bài viết. Bạn có thắc mắc, gợi ý hoặc bình luận xin chia sẻ bên dưới. Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc hơn. Xin đừng spam!

Do gần đây nhận rất nhiều spam bán thuốc từ nước ngoài, tạm thời để bình luận bạn bắt buộc phải có tài khoản OpenID hoặc Google. Chức năng này sẽ được khôi phục khi trình trạng spam được cải thiện. Xin lỗi về sự bất tiện này.